Cách học để SKETCH tay tốt hơn (P2) - Kỹ năng tư duy

Như ở phần 1 của chủ đề này, mình từng chia sẻ, để SKETCH (phác thảo) tốt thì người học cần phối hợp hài hòa 2 kỹ năng: (1) Kỹ năng tư duy(2) Kỹ năng vẽ tay. 
Bài blog trước mình đã hướng dẫn cách để học kỹ năng vẽ tay nhằm giúp việc SKETCH (phác thảo) tiến bộ hơn. Tóm ý lại, thì trong kỹ năng vẽ tay, điều quan trọng nhất là môn hình họa. Nếu chưa, các bạn quay lại đọc phần 1 ở đây.
Bài viết lần này, mình sẽ viết thêm Phần 2 - Kỹ năng tư duy. 


(2) KỸ NĂNG TƯ DUY 

    Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ không đề cập đến kỹ năng tư duy chung của con người, mà sẽ cụ thể về cách học để nâng cao kỹ năng tư duy hỗ trợ việc phác thảo tay.

Thu thập tư liệu
    Đối với phác thảo, việc thể hiện được những ý nghĩ trong đầu ra giấy cần một đôi tay có đủ kỹ năng, nhưng để sắp xếp các ý sao cho mạch lạc, cũng như là ý đó là từ đâu mà có, tự nhiên nghĩ ra???? Nói đến đây, chắc các bạn đã hiểu tôi muốn nói đến ý tưởng để vẽ. Đúng vậy, muốn vẽ thì phải có ý tưởng, và ý tưởng thì xuất phát từ đâu? Tôi khẳng định trước hết ý tưởng sẽ đến từ những tư liệu trong đầu mình có. Tư liệu này đang tồn tại trong não chúng ta, chúng được sắp xếp ở đó (não) từ bao giờ mà có thể chính chúng ta cũng không nhận ra. Một cậu bé chưa từng thấy ô tô, sẽ không bao giờ vẽ được xe ô tô, chưa thấy con gà sẽ không bao giờ vẽ được con gà... Vậy thì ô tô và con gà sẽ là những tư liệu mà cậu bé cần thu thập trước khi muốn vẽ chúng ra. 
    Ta cũng vậy, hẵn là chúng ta sẽ không thể vẽ được một căn biệt thự 5 sao nếu ta chưa từng thấy một căn biệt thự 5 sao thực sự. Chúng ta sẽ chẳng thể sáng tác ra một chiếc ô tô nếu như chưa từng thấy, nghiên cứu về ô tô trước đó... Vậy, muốn có tư liệu bổ trợ cho việc hình thành ý tưởng, ta phải dấn thân nghiên cứu, tìm tòi những đối tượng tương tự trong lĩnh vực của chúng ta để thu thập hình ảnh, cấu trúc, tính chất... của đối tượng ấy vào não. 
Trẻ em, chỉ có thể vẽ được những gì chúng đã nhìn thấy và ghi nhớ, ta cũng vậy.

    Một nhà thiết kế kiến trúc, trước khi bắt tay vào một thể loại mới, cần phải đi trải nghiệm chính công trình tương tự, thậm chí là bỏ tiền để sử dụng công trình đó. Một KTS chuyên vẽ nhà ở không thể ngày một ngày hai ôm cái công trình resort 6 sao để thiết kế cả. Một họa sĩ truyện tranh, muốn sáng tác một chú mèo máy thì phải tìm hiểu những đặc điểm của chú mèo thật. Một họa sĩ concept game, muốn sáng tạo ra đa dạng các nhân vật cần nghiên cứu và hiểu rõ cấu trúc về chân dung, cơ thể người, cơ thể động vật... Ai làm lĩnh vực nào thì phải đi thu thập tư liệu về lĩnh vực ấy. 

Góc giới thiệu: 
hoc design cơ bản

Khóa học online - Design Sketching - Học vẽ cơ bản cho người mới bắt đầu 

(Học trọn đời qua 21 bài học design sketching căn bản nhất)

    Cách đây vài tháng, có một học viên tôi từng dạy, trước đó anh ấy học vể Graphic Design (chỉ thiết kế Poster, Web...) giờ muốn chuyển hướng sang Story Board, tôi tư vấn rằng anh ấy nên học về hình họa chân dung, hình họa cơ thể người. Vì sau này, khi làm về Story Board, anh ấy phải vẽ rất nhiều các nhân vật khác nhau, mà đặc trưng chủ yếu của họ nằm ở động tác cơ thể, sắc thái gương mặt. Vậy thì không có gì phù hợp hơn việc học vẽ chân dung và toàn thân người để trước hết anh có tư liệu về cấu trúc người. Tôi cũng tư vấn tương tự đối với các bạn đang làm trong lĩnh vực thiết kế nhân vật hoạt hình, thiết kế thời trang, hai lĩnh vực mà hầu hết các nhân vật đều có tính người. 

học vẽ làm sao để sketch tay tốt tư duy tốt
Học thiết kế thời trang, cần có tư liệu về cơ thể người


Tập vẽ từ tưởng tượng 
    Chắc hẳn bạn từng biết ngày xưa xưa xưa, người ra dán truy nã tội phạm với một bức hình chân dung được một họa sĩ nào đó vẽ. Hẳn là anh họa sĩ này ngồi đối diện anh tội phạm để vẽ sao? Tất nhiên là không rồi, anh ta vẽ bằng trí nhớ, hoặc qua lời kể của nhân chứng. Nghĩ thấy anh họa sỹ ấy thật siêu...
    
    Thế nhưng, nếu bạn là một nhà thiết kế, thì đó sẽ là việc bình thường hằng ngày bạn phải làm. Những gì bạn vẽ ra, là những gì chưa có, vậy thì phải tưởng tượng được từ những tư liệu rời rạc trong đầu bạn, hệ thống lại qua từng nét phác thảo trên giấy. Chứ nếu bạn chỉ vẽ những thứ đã có rồi thì thế gian chẳng phải gắn cho bạn chức danh là "nhà thiết kế". 

    Trước khi vẽ được bằng trí tưởng tượng, thì chúng ta tập vẽ bằng trí nhớ. Ví dụ đơn giản: nhớ lại và vẽ cái ly cafe sáng nay bạn uống, vẽ chai cocacola quen thuộc, hay vẽ lại toàn bộ nội thất phòng mình... Đương nhiên là cố nhớ lại để vẽ chứ không phải vẽ cái trước mặt. Dần dần, bạn sẽ tập vẽ ly cafe khác đi hơn, tập biến lon cocacola độc và lạ hơn, rồi tập di dời đồ đạc trong phòng trên tờ giấy ... Rồi một ngày, bạn sẽ làm chủ mọi thứ trong trí tưởng tượng và cho nó ra giấy một cách dễ dàng. 

sketch lon cocacola
Thử nhớ lại một thứ quen thuộc và vẽ chúng ta


    Tập soi nhanh cấu trúc bất kỳ thứ gì ta thấy 
    Ngày đó tôi vừa mới được học đầu tượng thạch cao, đi đâu tôi nhìn ai cũng thấy mảng với khối, cơ với xương. Tôi dường như bị ám ảnh bởi những gì tôi học. Nhìn cái chai thì thấy toàn elip, nhìn cái ghế chỉ thấy khối hộp... Đó là những kiến thức mà tôi học từ môn hình họa tĩnh vật. Đến giờ, tôi vẫn còn giữ thói quen ấy, việc soi nhanh các đối tượng ta thấy hằng ngày, sẽ giúp ta tư duy nhạy bén hơn về cấu trúc vật thể, đồng thời sẽ giúp ta nhớ đối tượng đó lâu hơn, có chọn lọc hơn. 
Một ngày nào đó khi ta phác thảo những điều tương tự, những đường nét ta vẽ ra, sẽ là "dư âm" của những lần soi cấu trúc ấy. 
Tôi luôn nhìn người ta và "soi" như vậy

    Cuối cùng, tôi hay đi khắp nơi để kí họa lại các công trình, cảnh vật, đó cũng là cách để mỗi nét vẽ tôi đều ghi nhớ về một đối tượng, nạp nó vào đầu. Tôi biết rằng, một ngày nào đó, những đường nét tôi vẽ khi thiết kế, sẽ luôn cần những dáng dấp mà tôi đã từng nhìn thấy và ghi nhớ. Ký họa- ký họa phong cảnh, là cách tốt nhất để thu thập tư liệu, vừa tiến bộ ở kỹ năng vẽ tay, vừa thu thập thêm nhiều tư liệu, vừa tư duy nhanh cho bộ não thêm thông thái. Thử xem! 

    Dưới đây là hình ảnh group ký họa mà tôi hay tổ chức tham gia. Hoạt động chào đón mọi người và không phân biệt bạn biết vẽ hay chưa. 

Link Group: SV ZEST ART




Kết thúc bài viết: Cách học để SKETCH tay tốt hơn
Chia sẻ của Trí Núi

Chuyên mục gợi ý: Tự học vẽ cùng Zest

Đăng nhận xét

0 Nhận xét