Chuyến đi ký họa thực tế của sinh viên mỹ thuật - chia sẻ kinh nghiệm

Chắc là các em năm thứ nhất trường mình (Trường ĐH mỹ thuật TPHCM) cũng sắp đi Thực Tế rồi. Là một người rất thích đi thực tế vẽ ký họa, mình sẽ viết 1 note nhỏ chia sẻ vài điều cần lưu ý khi tham gia một chuyến đi như thế.
Sinh viên mỹ thuật đi ký họa thực tế


NẾU BẠN SẮP ĐI VẼ THỰC TẾ, NÊN ĐỌC HẾT NOTE

Thông thường trường ĐH Mỹ Thuật của mình từ năm 1>>>4, mỗi năm sinh viên có 1 tháng để về các vùng quê, làng nghề, ra biển, lên núi vẽ trực tiếp thiên nhiên, con người...

Việc dành cả một tháng để đi vẽ không chỉ mang ý nghĩa thu thập tư liệu (thế chụp ảnh nhanh cho lành), mà còn có tác dụng rất tốt để nâng cao khả năng bắt hình, nâng cao nét vẽ.

Sau mỗi đợt đi vẽ thực tế, chỉ cần chăm chỉ một chút, bạn sẽ thấy khả năng vẽ của mình cao lên TRÔNG THẤY. Từ những bức vẽ đầu tiên cho đến những bức vẽ chỉ sau 2 tuần ở chỗ thực tế, có thể thấy rõ ràng sự tiến bộ: bắt dáng nhanh hơn, nét mượt hơn…


Dưới đây là một vài điều cần lưu ý khi đi vẽ thực tế:

1, Trang phục:
Mang những trang phục gọn nhẹ dễ mặc, xấu xí bôi nhếch thì tốt hơn cả, vì bạn về nông thôn vẽ thì: chẳng mặc đẹp cho ai ngắm, đi vẽ phải ngồi lê la nắng nôi mồ hôi mồ kê đất cát rất bẩn, và nhất là càng ít gây sự chú ý thì càng tốt!
Các bạn nam thì vô tư mặc quần đùi áo 3 lỗ cũng đc. Nhưng các bạn nữ thì đừng mang váy, quần sooc, quần ngố, mặc áo tay ngắn đi vẽ, nếu không muốn sau chuyến thực tế biến thành thỏi socola di động :v
Các bạn nữ nên mặc quần bò dài, có áo chống nắng, khẩu trang, mũ.

Giày dép thì nên mua giày lười để đi. Thường cả lũ luôn dậy sớm đi ăn sáng cùng nhau rồi đi vẽ, nên đi giày lười để xỏ 1 cái là vào, đi luôn, chứ không ai đợi ai buộc dây giày đc cả. Thêm nữa nên đi giày lười chứ không phải xăng đan, dép lê, vì phải đi bộ nhiều đường đất không sạch, lại nắng, xui thì còn giẫm phải phân =)) (nông thôn phân trâu bò lợn chó gà vịt khắp nơi), và còn để tránh muỗi đốt chân nữa.

Đồ lót thì nên mua quần lót giấy sử dụng 1 lần là tiện nhất.

2, Đồ dùng cá nhân:
khăn mặt, khăn tắm, kem đánh răng tuýp nhỏ…
Nếu đi mùa lạnh thì cũng nên phân công nhau mang chăn.
Mĩ phẩm thì nói chung không dùng đc đâu và không cần thiết. Chỉ cần ch bị kem dưỡng da ngày và đêm ( Pond là lựa chọn hàng đầu của con gái lớp mình suốt 4 năm thực tế =)) ), thêm 1 thỏi son dưỡng có màu :v .

3, Đồ vẽ:

Mỗi người nên mua hẳn 1 hộp bút chì vì vẽ kí họa hết chì rất nhanh. Gọt sẵn vài cây mang đi bên người để khi đang vẽ vội mà chì mòn/ gãy thì lôi bút khác ra thay luôn chứ ko phải ngồi gọt mất tg. Kí họa mình sẽ sd chì Tiệp 6B (loại bút chì vỏ vàng rất phổ biến ấy). Mình không sd các loại chì khác (vd chì vỏ nhũ bạc, chả nhớ nước nào) vì có thể chì sẽ mềm đậm hơn nhưng lại nhiều dầu >>> dễ nhòe khi đặt tay lên.

Giấy vẽ theo kinh nghiệm của mình thì sử dụng giấy vẽ hình họa để kí họa là tốt nhất. Giấy trong sổ sketch hay giấy canson, các loại giấy có màu đậm khác nhiều khi ra nét bút không thích bằng.

Để vẽ màu nên mua giấy bìa dày để ko cần bồi, thêm vài cái kẹp giấy to để kẹp giấy vào bảng vẽ màu.

Bảng thì nên mua cái bảng kẹp giấy loại dân văn phòng và các em nhỏ vẫn sd ấy, mua cỡ A3. Nói chung chúng ta cần 1 thứ nhẹ, cứng, có thể chứa giấy để cầm đi bên ng dễ dàng.

Mua thêm 1 bảng kẹp giấy loại to cỡ A2, có quai đeo, để đựng giấy, đựng bài vẽ và làm bản kẹp giấy khi vẽ màu.

Có đk thì mua thêm giá vẽ di động phù hợp vẽ màu.

Màu thì màu bột là ok nhất. Nhớ check mang đủ màu, hồ, cồn, palet, xô rửa bút mua loại xếp gọn lại đc. Tất cả có bán tại hàng họa phẩm cạnh cổng trg.

Lớp nên chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm bạn phân công nhau mang 1,2 hộp màu, 1 bảng to, 1 giá di động để thay nhau dùng, chứ không phải mỗi ng đều mang từng ấy đồ thì tốn kém và cồng kềnh.

4, Chuyện sinh hoạt
Lớp nên thuê ng nấu ăn, rửa bát cho.
Lớp cũng nên mua mấy thùng mì, trứng để tiện ăn sáng.
Về cuối đợt sắp hết tiền cũng có thể thay bữa tối bằng mì, phở ăn liền :))

Nên mua C sủi uống hàng ngày để tăng sức đề kháng vì ch ta thường xuyên phải đi bộ nhiều, đứng dưới nắng để vẽ.
Mua cả vài hộp fomai ăn dần vì dinh dưỡng có khi không đủ lắm.

Vì thường là cả lớp ở cùng 1 nhà, người thì đông mà wc chỉ có 1, nên chuyện đi wc cũng có chút khó khăn. Mình có cách để giảm chuyện đi nặng xuống mức thấp nhất có thể, đó là chỉ ăn rau và thịt, hầu như ko ăn cơm :)). Ăn như thế thì 1 tuần có khi chỉ cần đi 1 lần thôi =)). Đó là trong trg hợp nhà wc ko thuận tiện, chứ nếu mọi thứ ok thì cứ ăn như bt :))

5, Về phương pháp kí họa

Khi kí họa chỉ đặt 1 tờ giấy lên bảng rồi vẽ, không chồng nhiều tờ giấy lên nhau. Chúng ta cần 1 mặt phẳng giấy cứng để nét bút đc đậm và mượt, trong khi đó chồng nhiều tờ giấy lên nhau khiến bề mặt giấy mềm hơn, nét bút đặt lên sẽ thiếu uyển chuyển.

Vẽ nhanh nhưng hãy KĨ HẾT SỨC CÓ THỂ. Vẽ càng kĩ sẽ càng học đc nhiều thứ hơn.

Kí họa không cứ là 15p 1 bức. 1 bức vẽ trong 2 ngày cũng là kí họa. Thời gian không là vấn đề, cái đập vào mặt nhau là thành phẩm.

Luyện khả năng bắt hình bằng cách không dùng tẩy. Vứt tẩy ở nhà, điều đó bắt buộc bạn khi nhìn hình sẽ phải nhìn kĩ hơn, khi đặt nét bút sẽ tự nhiên cẩn thận hơn và nét vẽ ra cũng tự nhiên chuẩn hơn so với khi bạn cầm cục tẩy trong tay. Nếu vẽ sai rồi, chẳng sao, vẽ đè nét khác lên cho đến khi ra đc nét vừa ý. Nét đè lên sẽ đậm hơn nét sai. Nếu quá be bét thì thay giấy.

Khi vẽ phong cảnh. Chọn góc bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ 2 bàn tay chập lại thành khung hình chữ nhật, nheo mắt nhìn qua đó lựa góc đẹp.

Trong túi có thể mang theo kẹo để dụ bọn trẻ con làm mẫu vẽ cho mình >:)

______________

Sau 4 năm Đại học, mình thấy số lượng kiến thức, kĩ năng mình thu thập được nhiều nhất là từ những đợt đi kí họa thực tế.


Tuần đầu tiên sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Tuần đầu tiên là tuần để làm quen nơi ở và nếp sinh hoạt mới, đi thăm thú ngắm cảnh để chọn nơi vẽ. Những bức vẽ trong tuần đầu tiên trông rất ngu và hầu như đến cuối đợt ch ta sẽ vứt hết các bức ấy.

Nhưng không sao, đến tuần thứ hai mọi thứ đã bắt đầu vào guồng. Bàn tay đã quen hơn, nét vẽ đưa ra chuẩn xác hơn. Việc chúng ta cần làm chỉ là hùng hục vẽ và vẽ.

Sang tuần thứ 3. Thôi rồi, khi này trình độ đã tăng lên rõ rệt, ai nấy đều vẽ ra những bức vcd đẹp. Còn 1 tuần thôi, chiến đẹp hết sức có thể đi!

Tuần t4: rất tiếc đến tuần t4 hầu hết đã chán è cổ và nhớ quê nhà :’( . Mọi ng đã lục tục về hết.

Khoảng thời gian ấy là khoảng thời gian rất đáng quý và mình mong các bạn có thể sử dụng triệt để. Mọi công việc nên sắp xếp làm xong hết từ trc, hoặc nếu có thể thì tạm nghỉ để chú tâm đi vẽ liền mạch. Đừng vừa đi thực tế vừa làm việc khác, hay cứ đi 1 tuần lại về nhà mấy ngày.

Năm thứ nhất ĐH, đi thực tế mình đã mang theo việc để làm, rồi về HN liên tục. Kết quả là mình đã rất hối hận. Khi nét vẽ bắt đầu trở nên nhuần hơn thì cũng đã đến lúc hết tg thực tế, mình phải về trong khi trong tay không có bức tranh nào nên hồn.

Hãy sử dụng hết thời gian bạn có thể để chỉ vẽ và vẽ. Đừng quan niệm đi thực tế là đi chơi, đi nghỉ dưỡng.

Không mang theo máy ảnh. Cũng giống việc không sử dụng tẩy, việc không mang máy ảnh khiến bạn không còn thứ để phụ thuộc. Khi này chỉ còn cách tập trung vẽ thật tốt cho đủ bài.

Nên vẽ bài màu ngay từ những ngày đầu tiên. Có thể buổi sáng đi vẽ người, buổi chiều đi vẽ màu hoặc ngược lại. Bài màu cần được hoàn thành ngay trong đợt đi thực tế, vì nếu bạn đã từng vẽ màu trực tiếp từ thiên nhiên và vẽ màu nhìn từ ảnh chụp, thì bạn sẽ hiểu rõ hơn bao giờ hết ảnh chụp nó xấu và khó ra màu thế nào.

Nên lưu vào trong đt, thậm chí là in ra, những bài kí họa bạn cho là đỉnh, mang theo để học tập.



Ăn mạc thật thoải mái và...bôi nhếch khi đi vẽ :v

Một ví dụ về chuyện tại sao không nên chụp ảnh về vẽ theo cho nhanh. Thực ra là không nhanh đâu, chỉ xấu thôi. Đây là cảnh mình vẽ ở bức dưới. Nhìn vào ảnh thế này đố có cảm hứng vẽ đấy.


đi ký họa thực tế của sinh viên mỹ thuật



Đi thực tế, ra khỏi thành phố khói bụi ồn ã, sống giữa những khung cảnh yên bình và đôi khi là đẹp đến ngỡ ngàng.




Chiều đi dạo.

Và bắt gặp bồ công anh <3



Ăn những món ăn đặc sản thành phố không có <3

Cùng nhau nấu nướng siêu vui.

Tổ chức sinh nhật không bánh kem <3


.___.

Nguồn; Fanpage Tuyệt Đỉnh Sinh Vật
Link bài viết gốc: Tại đây

Đăng nhận xét

0 Nhận xét