Lăng Vua Gia Long - Kiến Trúc Lăng Tẩm Huế P1

Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) tái lập vương quyền của 9 Triều chúa Nguyễn, sau khi dẹp được Nhà Tây Sơn, lên ngôi năm 1802, thống nhất đất nước và mở đầu cho 13 triều đại Nhà Nguyễn nối tiếp. Gia Long mất năm 1820, có 2 vợ chính, 13 con trai và 18 gái. 


Do chịu ảnh hưởng từ lâu đời của văn hóa Trung Hoa, ở Việt Nam, kiến trúc lăng mộ cũng xuất hiện sớm. 
Lăng tẩm nằm trên một quả đồi phẳng, rộng. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ, sau có bảy ngọn núi. Mỗi bên có 14 ngọn là “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Mật độ kiến trúc trong lăng thưa. Các công trình trải theo chiều ngang. Khuôn viên lăng rộng, nhưng không có lâu đài đình tạ và la thành. 

Tổng thể lăng được chia là ba khu vực:
 
Chính giữa là lăng mộ vua và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu
Qua khỏi sân chầu có các hàng tượng đá uy nghiêm và bảy cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. 
Không chạm trổ, không sơn thếp, tất cả chỉ là những tấm đá thanh phẳng lì, trơ trụi. 
Nhưng hai ngôi mộ nằm sát bên nhau biểu hiện tình cảm cao đẹp thuỷ chung giữa vua và hoàng hậu.

Bên phải là khu tẩm điện Minh Thành
Là nơi thờ Hoàng đế và Hoàng hậu. Đây là công trình kiến trúc chính trong khu vực tẩm.. Tất cả những con rồng ở các bậc sân, bậc thềm được đắp bằng vôi gạch chứ không chạm bằng đá như ở các lăng về sau.


Bên trái khu lăng là Bi Đình
Nay chỉ còn tấm bia lớn ghi “Thánh Đức Thần Công” do vua Minh Mạng soạn, ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế, sắc sảo.


HT sưu tầm
Nguồn: K09 ĐH Kiến Trúc HCM