Kiến trúc nhóm nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam

    Đặc trưng trong bố cục mặt bằng của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam là tổng thể nhà ở bao gồm nhiều nếp nhà được xây dựng với mái liền kề. Trong đó nhà trên là nơi đ ặt bàn thờ tổ tiên và nhà dưới là không gian dành cho sinh hoạt thường nhật. Tại miền Trung, nhà trên và nhà dưới thường được bố cục vuông góc với nhau và cùng hướng về sân phơi phía trư ớc nhà. Ngược lại, tại miền Nam, nhà trên và nhà dưới được bố cục thẳng hàng v ới nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Nhà trên và nhà dưới thường được nối với nhau bằng nhà cầu. Đa số các nhà được xây dựng với hình thức bốn mái có đầu hồi.

    Quy mô của nhà ở miền Trung và miền Nam cũng lớn hơn nhiều so với miền Bắc. Nhà trên thường có quy mô từ năm đến bảy gian và nhà dưới t ừ ba đến năm gian. Không gian nhà trên cũng được bố cục đối xứng bao gồm gian giữa là nơi đặt bàn thờ t ổ tiên và các gian buồng hai bên là chỗ ngủ hoặc là kho chứa đồ. Tại miền Nam, do vì kèo thường có bước cột lớn và chiều sâu của nhà gấp đôi so với các địa phương khác, nên mặt bằng thường được chia theo b ố cục trước sau, nhưng vẫn đảm bảo tính đối xứng.
    Khác với miền Bắc, tại miền Trung và miền Nam đã s ử dụng kèo chồng tạo nên một cấu trúc vì kèo mang tính thống nhất (không chia thành vì thân và vì nóc). Đặc trưng của cấu trúc kèo chồng đó là các thanh kèo đư ợc đặt nằm nghiêng theo chiều dốc của mái liên k ết các đ ầu cột với nhau và đầu của thanh kèo nằm phía dưới được gác lên đuôi của thanh kèo nằm phía trên.



Các loại vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam


Các loại vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam
Nét đặc trưng này đã được thể hiện thông qua chính tên gọi của nó.

    Tại đây các hình th ức vì kèo được chia thành hai loại chính (hình 4). Tuy nhiên hầu hết những ngôi nhà hiện còn t ồn t ại đều có niên đại muộn trong khoảng từ nửa sau thế kỷ XIX cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Mặc dù cuộc điều tra đã đư ợc tiến hành trên một không gian rộng từ Thừa Thiên – Huế cho đến Tiền Giang với tổng số 2.016 ngôi nhà, nhưng đã không tìm thấy các hình th ức vì kèo đa d ạng như ở miề n Bắc. Tuy nhiên, khi kết hợp phân tích dưới góc độ ngôn ngữ, ý nghĩa và chi tiết cấ u tạo liên k ết giữa kèo, cột giữa/trụ và đòn đông có thể nêu lên một số kết luận sau:

    (1) Nhà rọi hay nhà nọc ngựa ứng với hình thức vì kèo loại 1 là cấu trúc có một cột nằm chính giữa (cột giữa) chống trực tiếp với đòn đông (nóc). Những tên gọi này dường như đã được lưu truyền tại miền Trung và miền Nam t ừ trước khi người Việt chính thức đến định cư tại đây. Cấu trúc vì kèo có một cột giữa này cũng có đặc trưng giống như hình thức vì kèo nguyên thuỷ với các cột được chôn xuống đất.

    (2) Khi phân tích cấu tạo kiến trúc liên k ết của cột giữa, kèo và đòn đông của 373 trường hợp vì kèo loại 1 cho thấy cấu trúc với một thanh gỗ tròn, ngắn đặt vuông góc với đầu cột giữa rồi gác kèo lên trên (ảnh 1) là kỹ thuật nguyên thuỷ cổ điển nhất. Tại đây, các cấu kiện được liên k ết với nhau mà hoàn toàn không sử dụng đến kỹ thuật lắp ráp mộng. Về sau, một tấm gỗ hình tam giác bản dày từ 3 – 4cm (cánh dơi) thay thế cho vai trò của thanh gỗ tròn nêu trên đã được lắp mộng trực tiếp vào đầu cột giữa tạo nên một điểm tựa thật chắc chắn để gác kèo (ảnh 2). Trong một số trường hợp, cả xà nối các cột giữa của các vì kèo v ới nhau cũng đư ợc lắp mộng vào đầu cột. Nhờ kỹ thuật này mà chiều rộng của bước cột và bước gian ngày càng được mở rộng. Có thể cho rằng, người Việt đã đem k ỹ thuật xẻ mộng đầu cột – một kỹ thuật truyền thống lâu đời từ miền Bắc du nhập vào miền Trung và miền Nam. Nhờ việc áp d ụng những kỹ thuật này mà nhà ở dân gian tại đây được xây dựng với quy mô lớn hơn trước, và đặc biệt lớn hơn cả nhà ở dân gian tại miền Bắc. Dần dần, ngay cả tấm gỗ hình tam giác cũng được lược bỏ và liên kết của hai thanh kèo ở nóc mái, cũng như cả đòn đông đều được lắp mộng vào đầu cột (ảnh 3).

    (3) Đối với nhà ở dân gian miền Nam, cho đến nay đều thấy trong khi tại nhà trên sử dụng hình thức vì kèo loại 1, thì tại nhà dưới cột giữa đã được thay thế bằng một trụ ngắn nằm trên một thanh dầm (trính) nối hai cột nằm liền kề ở phía trước và phía sau. Điều này ch ứng tỏ bên cạnh việc cố gắng duy trì hình thức truyền thống ở nhà trên thì tại nhà dưới đã có những sự thay đổi cho phù hợp và thuận tiện hơn cho sinh hoạt.


    (4) Nhà rương, nhà rường và nhà xuyên trính là các tên gọi tương ứng với các nhà có hình thức vì kèo loại 2. Trong đó, nhà rường là tên gọi ở miền Trung, còn nhà xuyên trính là tên gọi ở miền Nam. Cấu trúc này có hai c ột ở trung tâm vì kèo (cột hàng nhất) nằm về hai phía đối xứng với đòn đông. Chúng được nối với nhau bằng một thanh dầm ngang (trính/trến). Trong một số trường hợp, phía trên c ủa trính còn có mộ t trụ ngắn chống nóc, hoặc được gác những tấm ván chạy dài suốt gian chính giữa của nhà. Cách gọi tên nêu trên đã được Alexandre de Rhodes giải thích trong một cuốn từ điển năm 1651, do đó các hình thức kiến trúc này ch ắc chắn đã đượ c tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ XVII. Ngoài ra, từ rương và rường là những từ có nguồ n gố c từ chữ Hán Nôm; ngược lại, từ trính là từ có nguồn gốc xuất phát từ ngôn ng ữ địa phương không được tìm thấy trong vốn từ Hán Nôm. Do đó, có thể phỏng đoán tên gọ i nhà xuyên trính đã có ở vùng đất phía nam t ừ trước khi người Việt đặt chân đến nơi này.

    (5) Kỹ thuật của vì kèo lo ại 2 với trụ chống nóc là hình thức được phát triển lên từ vì kèo nguyên thuỷ loại 1. Trên nguyên tắc chung, loại 2 đã áp dụng nguyên lý kỹ thuật tương tự như trường hợp vì kèo nhà dưới (nêu trong phần (3)), nhưng thực tế nó bao hàm ý nghĩa khác ch ứ không chỉ đơn thuần mang tính thực dụng như trường hợp nêu ở trên. Phân tích chi tiết cấu tạo giữa trụ, kèo và đòn đông cho thấy hình thức xẻ mộng ở đầu trụ để lắp hai kèo vào đầu cột là kỹ thuật đã được sử dụng ở vì kèo loại 1 (hình 5 – 1). Với kỹ thuật này, trụ đã đóng một vai trò kết cấu quan trọng tương tự như cột giữa. Ngược lại, qua những hình thức khác như: trụ đỡ trực tiếp phía dưới hai kèo và đòn đông, hoặc trụ được cắt ngắn đi để không chạm đến giao điểm của hai kèo, có thể thấy vai trò kết cấu của trụ đã bị giảm bớt. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng trụ cũng được lắp vào sau khi đã hoàn thành cơ bản vì kèo. Đặc biệt tại miền Nam, mặc dù quy mô của vì kèo và của nhà được mở rộng đáng kể nhưng trụ lại được làm ngắn đi. Những điều này ch ứng tỏ vai trò kết cấu của trụ đã bị giảm đi, thay vào đó là hình th ức của trụ, cánh dơi và đấu đã được cách điệu hoá với những điêu khắc trang trí phong phú (hình 5–2,3). Phải chăng, trụ đã trở nên một biểu tượng hoá của cột giữa trong vì kèo truyền thống loại 1? Cũng c ần lưu ý r ằng tại miền Trung và miền Nam hình thức vì kèo loại 2 cũng được sử dụng trong việc xây dựng các công trình đình, chùa, nhà thờ họ và trong cả đại nội.



Hình 5: Cấu tạo chi tiết liên kết phần nóc mái giữa trụ, kèo và đòn đông


    (6) Piere Gourou (1936) đã gọi nhà ở dân gian ở vùng phía bắ c của Thừa Thiên – Huế là nhà rương với định nghĩa là “nhà hộp”11. Từ này có thể được dùng để chỉ những ngôi nhà có rầm thượng và có một không gian đóng kín toàn bộ phần gian giữa ngay phía dưới nóc. Tại đây, trong một số nhà hiện nay ở Thừa Thiên – Huế thấy được dùng để gác những con thuyền độc mộ c bằng g ỗ. Điều này gợi lên những liên tưởng đến hình thức nhà kho bằng gỗ có sàn cao được phổ biến tại vùng Đông Nam châu Á và vùng bờ biển phía đông lục địa Trung Quốc.

Hình 6 là một giả thuyết mô phỏng quá trình hình thành và phát tri ển vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam.

Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống người Việt

Hình 6: Mô hình sự hình thành và phát triển vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam

Bài viết: Trần Thị Quế Hà

Trích "Nguồn gốc và quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống người Việt"

Đăng nhận xét

0 Nhận xét