Học về luật xa gần (phối cảnh), tổng hợp các hướng dẫn “Vẽ cùng Dét Ạt”

    Chả là Zest Art mới tuyển một đội ngũ trợ giảng để hỗ trợ công tác giảng dạy, tuyển chọn 2 - 3 vòng mới được 3 bạn. Và việc đầu tiên mà mama Khoa giao cho các bạn làm đó là soạn thảo chuyên mục "Vẽ cùng Dét Ạt" trên Fanpage. Nhìn các bạn ấy viết bài mà làm mình nhớ lại havemind ngày nào (cũng đã 10 năm về trước).
    Bài viết này mình chỉ góp nhặt lại từ các hướng dẫn của các bạn ấy.

    Phối cảnh là một kiến thức cực kỳ quan trọng trong môn hình họa căn bản. Bài viết này Zest đã tổng hợp và tóm tắt những điều cốt lỏi về phối cảnh đã được đăng trong các bài trước ( các bạn bấm vào album xem nhé ). Việc học và hiểu về quy luật này sẽ là bước đầu tiên trước khi áp dụng nó vào thực tế.     Nào, mời các bạn cùng xem nhé.

Gợi ý: 
Top 4 sách dạy vẽ chủ đề Phối Cảnh dễ hiểu nhất (Perspective)

Điểm tụ trong phối cảnh




Góc nhìn trong phối cảnh

Ai cũng biết rằng khi ta thay đổi vị trí của mình bằng cách đứng lên, ngồi xuống hay gật đầu, xoay đầu trong lúc nhìn một thứ gì, thì hình ảnh của thứ đó đến mắt ta cũng sẽ thay đổi ( theo cấu trúc của nó ). Đây chính là sự ảnh hưởng của góc nhìn đến quan sát : từ những góc nhìn khác nhau của vật, thì ta nhận được hình ảnh được phối cảnh khác nhau.Nghe khá là khó hiểu phải không các bạn
 

Đường tầm mắt trong phối cảnh


Trong đời sống, chúng ta thường bắt gặp các hiện tượng như việc nếu ta đứng trên 1 đường ray xe lửa và nhìn ra xa thì ta sẽ thấy chúng tụ lại ở một điểm ở phía đường chân trời, hay là khi ta nhìn một chiếc hộp và thấy các cạnh của nó bị xiên đi, chứ không song song như trong lý thuyết. Tất cả những điều này chính là do phối cảnh đã tác động đến mắt ta, tạo nên một khung cảnh “3D” có chiều sâu chân thực.


Vì thế việc hiểu biết về quy luật phối cảnh là rất cần thiết nếu như ta muốn tái hiện lại những gì mình nhìn thấy lên tranh.

Tóm tắt về luật phối cảnh




Tóm tắt các bước xác định phối cảnh

Việc hiểu nó là một chuyện, còn việc áp dụng nó vào thực tế vẫn là một vấn đề khó nhằn đối với các bạn mới bước bắt đầu với môn vẽ. Vì thế, bản hướng dẫn nho nhỏ này sẽ giúp các bạn hiểu được các bước để ta áp dụng quy luật phối cảnh vào trong thực tiễn. Dét sẽ cùng các bạn đi từng bước từ đơn giản như vẽ khối cho đến phức tạp hơn như vẽ tượng hay vẽ người về sau.




Một trong những cách học hiệu quả nhất là học từ sai lầm của chính mình hoặc ... của người khác. Vì thế, nhằm khiến các bạn dễ dàng hơn trong việc đưa phối cảnh vào thực hành, Dét đã tổng hợp lại những lỗi mà các bạn thường gặp phải khi vẽ vật thể từ đời thực. Ngoài ra đây cũng sẽ là chìa khoá cho những câu hỏi quen thuộc mà có lẻ ai cũng ít nhất một lần vướng phải như : tại sao vẽ khối lăng trụ mà hai mặt trên dưới nhìn cứ vô lý ? tại sao mình vẽ khối lập phương mà cứ ra hình hộp chữ nhật ? Hay là vẽ hoài mà khối nó nhìn không tự nhiên ?.v.v.. Hãy cùng Dét lướt qua bản xì két sau và giải quyết những vấn đề này nào !!!!!



Một số bài vẽ khối cơ bản giúp rèn luyện phối cảnh









 
Bài vẽ khối cơ bản của học viên ZEST ART

Tối t5, t6, cn và t2 hàng tuần, trên facebook của Zest Art sẽ có một chuyên mục chia sẻ kiến thức về vẽ vời, mang tên là VẼ CÙNG DÉT ẠT. Mọi người nhớ chú ý đón xem và đặt chế độ “xem trước” fanpage để không bỏ lỡ những bài viết bổ ích này nhé.


Hashtag: #tối_t5_vẽ_cùng_Dét_Ạt

Link album: Vẽ cùng Dét Ạt


Xem thêm về Khóa học vẽ cơ bản hình họa chì ở Zest Art


Mọi người cũng quan tâm: cách vẽ luật xa gần, vẽ tranh luật xa gần, những bức tranh về luật xa gần, luật xa gần trong mỹ thuật, bài tập luật xa gần, vẽ tranh theo luật xa gần, bài giảng luật xa gần, giáo trình môn luật xa gần, luật phối cảnh trong hội họa, phối cảnh 2 điểm tụ, luật xa gần phối cảnh, phối cảnh 1 điểm tụ, cách vẽ phối cảnh bằng tay, phối cảnh 3 điểm tụ, phối cảnh 2 điểm tụ là gì, hình họa căn bản,


Bài viết tổng hợp các tài liệu được soạn thảo bởi đội ngũ trợ giảng của ZEST ART 2018.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét