Về Kiến trúc sư và "doanh nhân"


BỜM ƠI, ĐỪNG SỢ!!!
(Xin chia sẻ một bài viết của đồng nghiệp)



(Bài viết xin được dành cho chính Bờm cũng như các bạn trẻ muốn theo đuổi kiến trúc, các bạn khác muốn đọc cũng không sao. Bài viết theo quan điểm cá nhân nhưng nhắm tới cái chung chung, ahihi :3)
 .    Bờm xin gửi lời chào tới những tân sinh viên ngành kiến trúc và những em học sinh có đam mê theo đuổi con đường này, đặc biệt là những học viên của Bờm.
.     Vài hôm trước, Bờm có tình cờ thấy một đoạn văn được nhiều người chia sẻ:
“lúc còn đi học, tôi ước mơ sau này trở thành kiến trúc sư. Sau đó, ba tôi có nói với tôi một câu khiến tôi suy ngẫm: ”nếu con trở thành một kiến trúc sư thì suốt đời con SẼ ĐI VẼ VÀ THIẾT KẾ THEO Ý CỦA NGƯỜI KHÁC, còn làm doanh nhân thì con có thể là người quyết định, ra đề bài cho kiến trúc sư để có được sản phẩm thiết kế theo ý mình...”
.     Đoạn văn trên khiến nhiều kiến trúc sư và nhiều bạn trẻ đam mê theo đuổi con đường này có nhiều suy nghĩ trái chiều.
Thật sự việc lựa chọn một ngành nghề để theo đuổi luôn là một quyết định quan trọng của cuộc đời mỗi con người.
Khi rất nhiều bạn trẻ trong các em đã lựa chọn theo đuổi con đường trở thành một kiến trúc sư. Bờm thật sự rất vui mừng vì có rất nhiều người trẻ dại đâm đầu vào con đường này không chỉ riêng mình Bờm. 😊
.     Bờm đùa thôi, thật sự thì Bờm lấy làm tự hào vì điều đó.
Cũng như bao ngành nghề và đam mê khác, khi theo đuổi nó các em phải bỏ rất nhiều công sức và trải qua rất nhiều khó khăn thì mới có được một thành quả nhất định.
.     Theo kinh nghiệm của bản thân Bờm và của nhiều anh em đồng nghiệp thì để trở thành một kiến trúc sư thật sự cần phải có một quá trình lâu dài. Bờm xin nhấn mạnh cụm từ “KIẾN TRÚC SƯ”.
.     Thế nhưng, rất nhiều người mà trong đó có cả những người đang hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc đều không hiểu đầy đủ những giá trị tuyệt vời bên trong cái tên gọi “KIẾN TRÚC SƯ”. Hiểu không đúng, dẫn đến việc làm không đúng. Để rồi,  chính điều này đã khiến một số kiến trúc sư trong giới vô tình làm mất đi một phần giá trị “khó cân đong đo đếm” trong tác phẩm kiến trúc, và hiển nhiên khách hàng cũng sẽ xem nhẹ “KIẾN TRÚC SƯ”.
.     Các phần giá trị “khó cân đong đo đếm” mà Bờm đề cập, các em có thể hình dung đó là yếu tố giúp công trình thực sự trở thành một “kiến trúc”. Trong nó có một chút cảm xúc, tình cảm, hay nghệ thuật hoặc mang một màu sắc văn hóa nào đó... mà có thể tạm gọi là giá trị PHI VẬT CHẤT của một công trình. Và người kiến trúc sư cần hiểu rõ, nắm bắt và vận dụng một cách phù hợp xuất phát từ chính bản ngã của mình.
.      Tuy các giá trị đó khó có thể hình dung nhưng lại chính là thứ làm nên giá trị thực sự của một kiến trúc sư, khiến kiến trúc sư khác với một thợ xây lành nghề, một kỹ sư xây dựng hay một “kiến trúc sư vẽ thuê”.
Những giá trị vô hình luôn là những giá trị lớn nhất, kéo dài lâu nhất nếu thật sự chúng ta đạt được nó.
Bờm không cam đoan điều Bờm nói là không sai, nhưng Bờm xin khẳng định điều đó hoàn toàn đúng nếu các em đủ niềm tin. 😊
.     Dẫu trên con đường dài theo đuổi ước mơ ấy, đôi khi thành quả của các em sẽ không được ai công nhận nhưng đầu tiên các em được sống với cảm xúc thật sự của chính các em, được chính bản thân các em công nhận. Và Bờm xin cam đoan nếu điều đó đến từ niềm tin và sự chân thành thì người tiếp theo công nhận các em chính là Bờm đây.

ĐỪNG SỢ HÃI. Cái mới, cái khác biệt luôn chỉ dành cho số ít. :v
ĐỪNG GIẢ DỐI. Hãy làm nghề bằng tất cả niềm tin và sự chân thành. :3

BỜM và những người bạn – R&D – Zest Art Studio

Nguồn hình: một vài "sản phẩm theo ý mình" của khách hàng từ internet